Dương Mịch tham gia bộ phim này khi mới 17 tuổi. Đôi mắt to đen trong sáng cùng thần thái dịu hiền, nữ tính của cô đã làm nên một hình ảnh Vương Chiêu Quân xinh đẹp nhưng không kém phần thân thiện, gần gũi.
Chính vì chưa có nhiều kinh nghiệm diễn xuất nên mọi biểu cảm nét mặt và tâm lý của Dương Mịch đều rất thật, khiến người xem bị cuốn vào số phận của đại mỹ nhân nổi tiếng này.
Vương Chiêu Quân được mệnh danh là một trong tứ đại mỹ nhân của Trung Hoa thời bấy giờ. Sắc đẹp của nàng được ví như "lạc nhạn", tức sắc đẹp khiến chim trời đang bay cũng phải thẩn thơ đến mức ngừng vẫy cánh mà rơi xuống đất. Nàng sinh ra trong một gia đình có học thức thời nhà Tây Hán dưới thời cai trị của vua Hán Nguyên Đế. Vì vẻ đẹp trời phú nên nàng được tuyển vào nội cung để hầu hạ nhà vua.
Tương truyền rằng, vua Hán Nguyên Đế luôn chọn phi tần dựa trên những bức tranh chân dung của các cung nữ. Nhưng hoạ sĩ chân dung hoàng gia - Mao Diên Thọ - chỉ chọn vẽ những bức tranh đẹp nhất cho những cô gái đã hối lộ cho anh ta.
Mỹ nhân Vương Chiêu Quân: Âm thầm chịu đựng cảnh làm phi tần của cả cha lẫn con, hy sinh mình để muôn dân bình an - Ảnh 1.
Dương Mịch là nữ diễn viên từng rất thành công khi tái hiện lại hình ảnh mỹ nhân Vương Chiêu Quân (Ảnh minh họa).
Vương Chiêu Châu hiểu rõ quy luật bất thành văn này, nhưng vẫn kiên quyết không hối lộ Mao Diên Thọ để được nhà vua chú ý qua cách thức tầm thường này. Vì từ chối đút lót cho họa sĩ là Mao Diên Thọ nên tên hoạ sĩ đã vẽ bức chân dung của Chiêu Quân vô cùng xấu xí, vì thế, nàng không được Nguyên Đế để mắt tới.
Như nhiều cung nữ "xấu số" khác, Vương Chiêu Châu phải chịu cảnh cơ cực nhiều năm trong cung, ví như con chim bị giam trong lồng kín, không có lấy một cơ hội để được nhà vua sủng ái.
Cuộc hôn nhân nhằm dàn xếp hoà bình
Năm 33 TCN, thủ lĩnh Hung Nô là Hô Hàn Tà đến kinh đô Trường An để tỏ lòng thần phục nhà Hán và đề nghị được trở thành con rể của Hán Nguyên Đế. Vì không muốn gả cô công chúa độc nhất vô nhị của mình, vua Hán Nguyên Đế quyết định để Hô Hàn Tà chọn một cung nữ tuỳ thích trong cung.
Hán Nguyên Đế còn hùng hổ tuyên bố rằng: "Bất cứ mỹ nhân nào lọt vào mắt xanh của Hung Nô đây thì ta sẽ xem cô gái đó như công chúa con của ta." Thời đó xứ Hung Nô xa xôi cách trở, người dân Hung Nô lại sống du cư trên các vùng hoang mạc, vì thế các cung nữ đều e dè không dám chấp nhận lời hứa hôn. Duy chỉ có Vương Chiêu Quân bước ra tình nguyện lấy Hô Hàn Tà.
Mỹ nhân Vương Chiêu Quân: Âm thầm chịu đựng cảnh làm phi tần của cả cha lẫn con, hy sinh mình để muôn dân bình an - Ảnh 2.
Vương Chiêu Quân bị đưa đến Hung Nô, làm vợ Hung Nô
Đến ngày hôn lễ giữa Hô Hàn Tà và Chiêu Quân, Nguyên Đế thấy nàng xinh đẹp nên sinh ra hối tiếc. Ông bèn hạ lệnh mang bức tranh nàng ra xem, thì thấy bức tranh do họa sĩ Mao Diên Thọ vẽ không giống chân dung thật, bèn sai xử trảm Thọ. Nhưng Nguyên Đế vẫn đành phải để Vương Chiêu Quân đi đến vùng Hung Nô như đã hứa.
Cuộc sống của mỹ nhân Vương Chiêu Quân ở miền đất Hung Nô xa xôi, lạ lẫm khiến nàng chưa bao giờ có được hạnh phúc thật sự, dù rằng Hô Hàn Tà rất si mê Chiêu Quân và luôn chiều chuộng nàng hết lòng. Bởi một lẽ, vua Hung Nô nay đã quá tuổi, qua cái tuổi phong độ ngời ngời của thanh niên trai tráng. Hơn thế, người Hung Nô có lối sống du cư nên thân thể vua Hung Nô không mấy thơm tho cho lắm. Tuy cuộc hôn nhân không hề hạnh phúc, nhưng nàng vẫn một mực cắn răng chịu đựng để giữ hoà hiếu giữa đôi bên.
Sau khi chồng lâm chung, theo hủ tục "phu tử tòng tử" của người vùng Hung Nô, Chiêu Quân trở thành phi tần của Phục Chu, con trai lớn của Hô Hàn Tà. Vốn trước đó Phục Chu - con trai vua Hô Hàn Tà đã say mê nhan sắc của Vương Chiêu Quân, vì vậy khi vua cha vừa mất, hắn đã cưới luôn Chiêu Quân làm vợ. Điều này đi ngược với tập tục của Trung Quốc dưới thời nhà Hán - người phụ nữ goá phụ sẽ thủ tiết để giữ gìn cái danh "tiết hạnh khả phong" của mình. Tuy nhiên, Vương Chiêu Quân vẫn chấp nhận điều này để giữ mối bang giao giữa hai đất nước láng giềng.
Sai lầm cứu rỗi hàng vạn sinh linh
Cuộc đời của nàng chưa bao giờ được hưởng hạnh phúc. Vương Chiêu Quân sống ở vùng Hung Nô suốt quãng đời của mình và đã kiến tạo hoà bình giữa Hung Nô và Trung Quốc. Cô thuyết phục chồng mình là Hô Hàn Tà phải duy trì mối quan hệ hoà bình với triều đại nhà Hán. Thêm vào đó, nàng còn mang cả văn hoá và tập tục của Trung Quốc đến vùng đất Hung Nô khô cằn và trơ trọi này.
Trái với tính hiếu thắng và muốn chinh phục tất cả bằng vũ lực và chiến tranh, vua Hán Nguyên Đế trọng hai chữ nhân đạo. Ông coi trọng hoà bình và sự từ bi, điều này được thể hiện qua cuộc hôn nhân hoàng tộc được sắp đặt trước đó giữa Hô Hàn Tà và Vương Chiêu Quân.
Chính điều này đã vô tình hay hữu ý cứu rỗi hàng vạn sinh linh, tránh cho dân lành kiếp nạn binh đao. Quyết định của vị vua Nguyên Đế và sự hy sinh thầm lặng của Chiêu Quân đã tạo ra nền hoà bình kéo dài 60 năm giữa hai đất nước.
Tôn vinh vẻ đẹp của đức hạnh
Sau khi Vương Chiêu Quân qua đời, những người vùng Hung Nô đã cho xây dựng một đền thờ tưởn